Đinh La Thăng là cái tên được nhắc nhiều trong những năm từ 2016 – 2019. Ông là người đã mang tới nhiều chính sách mới cho nhân dân, được nhiều người yêu quý song bên cạnh đó cũng đã phạm một số sai lầm trong quá trình công tác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử bộ trưởng Đinh La Thăng qua nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm: Đại tướng Tô Lâm – Tiểu sử bộ trưởng Bộ công an
Tiểu sử Bộ Trưởng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10 tháng 9 năm 1960, quê quán tại xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Cha ông là Đinh Văn Nhu (mất năm 2018) nguyên là cán bộ công đoàn Nhà máy dệt Nam Định.
[external_link_head]
Ông Đinh La Thăng đã tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 10/10 tại miền Bắc Việt Nam. Sau đó, ông tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

Xem thêm: Phan Thị Mơ là ai? Tiểu sử hoa hậu Phan Thị Mơ chi tiết
Năm 1996, ông Đinh La Thăng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học kinh tế chuyên ngành “Kế toán, tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế”, dưới sự hướng dẫn của phó giáo sư, phó tiến sĩ Lê Gia Lục.
Về gia đình riêng, ông Đinh La Thăng có hai con gái. Trong đó có cô Đinh Hương Ly (sinh năm 1984) là cựu học sinh chuyên Anh THPT Hà Nội – Amsterdam.
Trong suốt quá trình công tác ông đã từng là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI, XII và đại biểu Quốc hội khóa: X, XI, XII, XIII.
Quá trình công tác của Bộ Trưởng Đinh La Thăng
Ông làm việc tại Công ty Cung ứng vật tư -Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà. Trải qua các chức vụ là:
– Kế toán
– Phó kế toán trưởng
– Kế toán trưởng
– Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy
[external_link offset=1]
– Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn
– Bí thư Đoàn thanh niên Công ty.
Tiếp tục công tác tại Công ty Thủy điện Sông đà, lần lượt giữ các chức vụ:
– Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tổng công ty Sông Đà
– Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
– Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Sông Đà
– Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam
– Phó chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.

Từ năm 1995 đến tháng 3/2001: Ông là bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty thủy điện Sông Đà; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ tháng 4/2001 đến tháng 10/2003: Ông tiếp tục giữ chức bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Ngoài ra còn giữ các chức vụ:
– Đại biểu Quốc hội Khóa XI
– Ủy viên ban Đối ngoại của Quốc hội.
– Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam
– Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam,
– Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
Từ tháng 11/2003 đến tháng 12/2005: Ông Đinh La Thăng giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên – Huế và đại biểu Quốc hội Khóa XI, Ủy viên ban Đối ngoại của Quốc hội.

Xem thêm: Tiểu sử nữ ca sĩ, diễn viên Ngân Khánh xuất hiện sau 4 năm kết hôn
[external_link offset=2]
Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2008: Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của Tập đoàn dầu khí cũng như các chức vụ trong Quốc hội bao gồm:
– Bí thư Ban cán sự đảng
– Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
– Đại biểu Quốc hội Khóa XI
– Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đến năm 2011: Ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Và cũng tại kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội khóa XIII, Đinh La Thăng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đến tháng 1 năm 2016, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, sau đó được Trung ương bầu vào Bộ chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
Ngày 7/5/2017, ông Đinh La Thăng bị kỷ luật, cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII. Nguyên nhân là do những sai phạm ông mắc phải khi còn làm ở tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Những điều ông Đinh La Thăng đã làm được trong quá trình công tác
Khi làm bộ trưởng Bộ giao thông ông đã đưa ra nhiều quyết định nghiêm minh và nhiều chính sách nhằm phát triển, cải thiện tình hình giao thông như:
- Tiêu hủy xe đua
- Thay đổi giờ học và giờ làm việc công sở
- Đề xuất tăng phí lưu thông xe và hạn chế xe cá nhân
- Ký văn bản cách chức tổng giám đốc công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội
Khi giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm nổi bật nhất khi làm Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng đã ra chỉ đạo ngừng chúc tụng đầu năm, giảm tội phạm, thành lập đường dây nóng….

Không thể phủ nhận những điều mà ông Đinh La Thăng đã làm, đóng góp cho đất nước trong quá trình công tác. Tuy nhiên, bên cạnh đó với những sai phạm đã mắc phải, ông Đinh La Thăng đã bị thi hành án kỷ luật. Ngày 8/12/2017, ông bị tạm đình chỉ chức Đại biểu Quốc hội, bị khởi tố và tạm giam. Trong quá trình điều tra, ông bị kết án tổng 30 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên đây là tóm tắt tiểu sử của ông Đinh La Thăng, hi vọng bạn đọc đã có cho mình những thông tin bổ ích.
Cuộc sống hiện tại của ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng sẽ bồi thường 830 tỉ ra sao?
Từ khi bị bắt vào tháng 7-2017, ông Đinh La Thăng đã 4 lần hầu tòa. Sau 4 bản án đã tuyên, bị cáo Thăng phải lãnh tổng cộng 30 năm tù giam (mức án cao nhất với tù có thời hạn), và bồi thường tổng cộng 830 tỉ đồng. Nhiều ý kiến chuyên gia, luật sư, thẩm phán… cho rằng việc thực hiện thi hành án số tiền 830 tỉ với ông Đinh La Thăng là khó khả thi.
Sáng 17-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một thẩm phán TAND TP. Hà Nội cho biết trong trường hợp toàn bộ tài sản của bị cáo Đinh La Thăng đã bị kê biên nhưng không đủ khả năng bồi thường dân sự, cơ quan thi hành án sẽ treo khoản nợ đó, và vẫn bắt buộc bị cáo phải chấp hành án.
“Nếu bị cáo chưa có điều kiện về kinh tế để chấp hành án, cơ quan thi hành án sẽ tạm đình chỉ khoản nợ đó chứ không bao giờ xóa đi. Nếu bị cáo bồi thường đủ, cơ quan chức năng sẽ xem xét trong việc giảm án, ra tù trước thời hạn”, vị thẩm phán nói.
Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án TAND Tối cao, cho biết về nguyên tắc, khi phạt tiền, cơ quan thi hành án căn cứ vào hoàn cảnh, định giá tài sản của người phạm tội để tịch thu, thu giữ tài sản.
Bị cáo Đinh La Thăng phạm tội thì bắt buộc phải bồi thường, còn bồi thường được hay không là do bên cơ quan thi hành án thực hiện.
“Giả sử bị cáo không bồi thường được thì khó được xem xét tha tù trước thời hạn. Trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng chỉ có cơ quan điều tra mới đủ thẩm quyền kê biên, phong tỏa tài sản của người bị điều tra. Còn với những vụ có quá trình thanh tra, kiểm tra thì dễ bị tẩu tán tài sản, sau này cũng không còn tài sản mà bồi thường.
Do đó, khi vụ án có dấu hiệu của tham nhũng, phải chuyển cơ quan điều tra ngay để kịp thời kê biên, phong tỏa tài sản.
Với tài sản của người thân ông Thăng, nếu chứng minh được những người đó có dấu hiệu tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì phải khởi tố vụ án để tịch thu, sung công quỹ Nhà nước.
Một cách thứ 2 là khởi kiện vụ án dân sự để đòi lại tài sản. Khi đó, cơ quan tố tụng sẽ thay mặt để đòi lại và những người hưởng thừa kế đều phải trả lại tài sản sau đó mới được hưởng quyền thừa kế.
“Nếu sau này ông Thăng không bồi thường hết phần dân sự, sẽ không được xoá án tích và suốt đời sẽ là người có tiền án”, trung tướng Độ nói.
Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội), việc bồi thường dân sự là trách nhiệm của bị cáo theo bản án. Còn việc bồi thường trên thực tế phụ thuộc và số lượng tài sản bị cáo có.
“Ông Thăng chỉ có 1 ngôi nhà thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên, niêm phong, xử lý ngôi nhà đó. Nếu ngôi nhà này liên quan đến quan hệ tài sản vợ chồng, cơ quan chức năng chỉ được thu hồi một nửa giá trị ngôi nhà thuộc phần sở hữu của ông Thăng.
Do số lượng tiền phải bồi thường quá cao, nếu ông Thăng không tự nguyện, hoặc không có khả năng chi trả, bị cáo có thể nhờ bạn bè, người thân đóng góp, bồi thường thay. Nếu ông Thăng không có tài sản khác để thi hành án, việc tuyên án chỉ là trên giấy tờ”, luật sư Cường phân tích.
Theo luật sư Cường, nếu ông Thăng bồi thường hết số tiền dân sự này, và chấp hành tốt trong quá trình cải tạo, xếp loại cải tạo khá trở lên, đó là những tình tiết xem xét, đánh giá giảm án cho bị cáo ra tù trước thời hạn.
Trong trường hợp phát mãi tài sản, quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ xác định ông Đinh La Thăng có tài sản gì, kê biên và sau khi bán đấu giá. Số tiền thu được sẽ trừ chi phí đi, còn lại sẽ trừ vào nghĩa vụ của ông Thăng theo bản án.
Sai phạm của ông Đinh La Thăng bị cáo buộc khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trước đó là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Ở vụ án thứ nhất, sai phạm của ông Đinh La Thăng khi còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN.
Theo bản án phúc thẩm ngày 14-5-2018, ông Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, và buộc phải bồi thường 30 tỉ đồng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tại vụ án thứ hai, tháng 6-2018, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên ông Đinh La Thăng y án 18 năm tù, buộc phải bồi thường 600 tỉ đồng. Sai phạm của ông Thăng được xác định trong vụ án PVN mất 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Oceanbank.
Vụ án thứ ba, ngày 22-12-2020, TAND TPHCM đã tuyên phạt ông Đinh La Thăng 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Trong vụ án thứ tư, xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ, ngày 15- 3, TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Tòa cũng tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng phải bồi thường hơn 200 tỉ đồng.
Xem thêm: Tóm Tắt Tiểu Sử Biên Tập Viên Quang Minh Vtv, Tiểu Sử Biên Tập Viên Quang Minh
Trên đây là tóm tắt tiểu sử Bộ Trưởng Đinh La Thăng, hi vọng bạn đọc đã có cho mình những thông tin bổ ích.
Nguồn: tổng hợp từ Internet.
[external_footer]
--------↓↓↓↓↓↓--------
Tặng bạn Mã Giảm Giá Lazada, Shopee, Tiki hôm nay
Công cụ Mã Giảm Giá của Ahayne được cập nhật Mã Giảm Giá mới liên tục và ngay lập tức từ các sàn thương mại điện tử uy tín. Sử dụng cực dễ dàng, bạn không cần phải copy và dán thủ công Mã Giảm Giá như trước kia nữa.- Cách 1: Nhấn vào "Lấy code" và "Sao chép", hệ thống sẽ tự động chuyển bạn đến trang Lazada/Shopee/Tiki và lưu mã vào tài khoản của bạn. Mã Giảm Giá sẽ TỰ ĐỘNG áp dụng trực tiếp khi bạn đặt mua hàng.
- Cách 2 (chỉ cho sàn Shopee): Gõ tên sản phẩm hoặc dán link sản phẩm vào ô bên dưới, Ahayne tìm giúp bạn Mã Giảm Giá phù hợp. Thực hiện tiếp các bước như ở Cách 1 để lưu mã giảm giá vào tài khoản Shopee của bạn
- Các mã giảm giá đều có giới hạn về số lượng và thời gian cũng như sẽ có điều kiện áp dụng cho từng sản phẩm đi kèm, bạn lưu ý dùng sớm nhất có thể để không bỏ lỡ nhé.
- Nên chọn các mã giảm giá có điều kiện "áp dụng toàn sàn", "áp dụng toàn ngành hàng", "áp dụng cho tất cả các sản phẩm"... như vậy bạn hoàn toàn yên tâm là 100% sẽ được giảm giá khi mua bất cứ sản phẩm nào.Thường xuyên ghé ahayne trước khi mua sắm, để săn được mã giảm giá ưng ý nhé.
---↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓---
Deal Hot
