Trước khi bắt tay xây dựng bộ tiểu thuyết khổng lồ “Những người khốn khổ”, cây đại thụ của chủ nghĩa lãng mạn Victor Hugo đã từng mơ ước viết được một cuốn sách như của Eugène Sue. Phải 20 năm sau (vào năm 1862), bộ sách ấy mới ra đời. Cùng lấy nguyên mẫu từ Vidocq, một gã tù khổ sai về sau trở thành một người phục vụ trong bộ máy công quyền, thực thi công lý, Hugo chuyển hoá thành Giăng van Giăng, Eugène Sue biến thành Rodolphe, những hình tượng lãng mạn theo hướng chủ nghĩa xã hội không tưởng ở thế kỉ 19. Cả hai nhân vật đều hấp dẫn như nhau. Đó là chia sẻ của nhà nghiên cứu văn học phương Tây Trần Hinh, tại buổi tọa đàm ra mắt bộ sách “Bí mật thành Paris” (Les Mystères de Paris – tên tiếng Pháp của tác phẩm) do Phuc Minh Books tổ chức, với chủ đề “Bí mật thành Paris trong dòng chảy feuilleton thế kỷ 19, hôm 23/8.

Bản sách “Bí mật thành Paris” do Phuc Minh Books liên kết với Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành
Sức hấp dẫn đến từ thể loại – cuộc chơi Feuilleton
“Bí mật thành Paris” được xuất bản trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 6 năm 1842 đến ngày 15 tháng 10 năm 1843, trên tờ Le Journal des Débats. Ở thời điểm những tập đầu tiên được xuất bản trên báo, Eugène Sue, lúc đó ba mươi tám tuổi, đã có những sáng tác ở các thể loại truyện phiêu lưu hàng hải, tiểu thuyết tình cảm, nhưng không mấy thành công. “Bí mật thành Paris” ra đời đã tạo một tiếng vang lớn và trở thành hiện tượng văn học độc đáo. Cũng từ đây, khái niệm “serie”, sau này thịnh hành trên các đài phát thanh, phim truyền hình, ra đời, góp phần đưa thể loại feuilleton phát triển đến đỉnh cao.
Feuilleton là một khái niệm sinh ra từ báo chí của Pháp vào những năm giữa thế kỷ 19. Nó có thể là tiểu phẩm, đoạn văn, tiểu thuyết… được đăng dài kỳ trên các tờ báo. Theo nhà nghiên cứu Trần Hinh, ở Pháp, feuilleton hình thành và được coi là đặc sản của báo chí và là một thể loại văn chương Pháp ở thế kỷ 19. Đây là sản phẩm của thời hiện đại, khi mà tầng lớp thị dân, giai cấp tư sản phát triển, nhu cầu cập nhật thông tin thông qua báo chí là chủ yếu. Lịch sử đầy biến động trong suốt thế kỷ 19 ở Pháp trở thành đối tượng hấp dẫn với các nhà hoạt động báo chí, là nguồn nuôi dưỡng văn chương. Để thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, báo chí phải tạo ra một hình thức vừa đáp ứng được yếu tố thời sự, cập nhật sự kiện nhưng vẫn có thể tạo sức cuốn hút. Feuilleton ra đời, viết về các vấn đề nóng hổi của xã hội, tạo ra sức hấp dẫn, sự phong phú thể loại cho mỗi tờ báo.
Tọa đàm “Bí mật thành Paris trong dòng chảy feuilleton thế kỷ 19” do Phuc Minh Books tổ chức ngày 23/8, nhân dịp tái bản bộ sách
“Bí mật thành Paris” được hoàn thiện từ từng lát cắt đăng trên báo, được tác giả của nó viết mỗi ngày theo cảm hứng. Trong suốt series truyện hấp dẫn này cũng sẽ không có chuyện “spoil” (chỉ việc tiết lộ các tình tiết và nội dung quan trọng), chính tác giả cũng không biết các nhân vật của mình sẽ ra sao. Tác phẩm ra đời và trở thành cuốn sách bán chạy nhất của Pháp ở thế kỷ 19.
Théophile Gautier (nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà báo và nhà phê bình văn học người Pháp), kể lại trên tờ La Presse, ngày 19 tháng 2 năm 1844: Mọi người đều ngấu nghiến “Bí mật thành Paris”… (thậm chí) Những bệnh nhân ốm yếu đã chờ đợi cho đến khi kết thúc “Bí mật thành Paris” để chết. Cụm từ “hẹn gặp lại ngày mai” (la suite à demain) như một phép màu đã kéo họ đi từng ngày, và thần chết hiểu rằng họ sẽ không thể nhắm mắt nếu không biết được kết cục của cuốn “sử thi kỳ lạ này”.
Cuốn tiểu thuyết thành công đến mức chính nhờ nó, tờ Journal des Débats vốn đã có phần lạc hậu, đang trên bờ vực phá sản trở nên phát triển. Trở thành tờ thời báo được săn đón hàng đầu.
Kiệt tác bị bỏ quên
Lịch sử văn học thế giới nói chung, văn học Pháp nói riêng, đã nói nhiều về sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết ở thế kỷ 19, với những tên tuổi hàng đầu như: Stendhal, Balzac, Victor Hugo, A. Dumas, Flaubert, Gautier, George Sand… Thế nhưng cái tên Eugène Sue lại ít được nhắc tới. Dù thành công vang dội, được xem là một hiện tượng văn học, thế nhưng “Bí mật thành Paris” không được lịch sử văn học đánh giá cao về mặt nghệ thuật.
Theo nhà nghiên cứu Trần Hinh, các nhà phê bình thời điểm đó không xếp feuilleton vào dòng văn chương tinh hoa. Với họ tinh hoa phải là kịch, là thơ, và những tác phẩm được tỉa tót cầu kì từ câu chữ cho tới tình tiết, nhân vật… Những tác phẩm đăng báo nhiều kỳ chỉ được xem như một thể loại văn học bình dân, phục vụ thị hiếu, mang tính giải trí hơn là gửi gắm ý đồ, tư tưởng nghệ thuật…
“Bí mật thành Paris” mang sức hấp dẫn của thời đại
Sức sống trường kỳ của văn học đại chúng
“Bí mật thành Paris” không chỉ giúp tác giả của nó trở thành một người nổi tiếng, mà còn biến ông trở thành một “anh hùng” của giai cấp công nhân Pháp và nhà lãnh đạo chính trị của họ. Thực tế năm 1850, Eugène Sue được bầu vào nghị viện Quốc hội, với 130.000 phiếu bầu từ công nhân.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm ra mắt “Bí mật thành Paris”, dịch giả, nhà phê bình lý luận văn học, PGS.TS Nguyễn Văn Dân, cho biết, trước Eugène Sue, Hugo, Balzac, hay Dumas đều đã có các tác phẩm đăng dài kỳ trên báo, nhưng chưa thành công. Phải đến Eugène Sue với “Bí mật thành Paris” mới thực sự thu hút và đạt đến đỉnh cao sự phát triển của thể loại này. Từ đây, đánh dấu sự hình thành và phát triển của văn chương đại chúng.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dân, dưới ảnh hưởng của cuộc sách mạng tư sản và những điều kiện lịch sử, xã hội, sứ mạng của văn học dần thay đổi. Những tư tưởng tân tiến, giới trí thức văn nghệ sĩ có tinh thần dân chủ rất cao. Văn chương lúc này không chỉ viết về những gì tinh túy, thanh cao, mà cả về những gì lầm than, phù hợp giai đoạn lịch sử, văn hóa. Nhà văn bắt đầu khai thác nhân vật ở những tầng dưới đáy xã hội.
Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu khá giả, Eugène Sue được xem là một phần của thế hệ thanh niên vàng của Paris ở thời điểm đó. Ngay từ đầu, nhà văn không phải muốn viết về quần chúng lao động. Ông từng phản bác với người bạn của mình khi nhận được lời khuyên viết về những con người bình thường: “Tôi không viết về những điều bẩn thỉu, xấu xa”. Thế nhưng, những chuyến thâm nhập vào thực tế, chứng kiến cuộc sống bần cùng của những người ở dưới đáy xã hội, Sue đã thay đổi quan điểm. Đó lại chính là nguồn cảm hứng để tác giả viết nên tác phẩm.
Bộ sách được tái bản với đầu tư công phu cả về hình thức và chất lượng
Vượt thời gian, sức hấp dẫn đến từ thời đại của “Bí mật thành Paris” vẫn khiến nó giữ vững vị trí là một kiệt tác trong dòng chảy văn học. Việc tái bản tác phẩm với sự đầu tư về hình thức, và trau chuốt về mặt nội dung của đơn vị phát hành, thêm một lần nữa, kết nối bạn đọc với tinh hoa của một thời kỳ văn học, với những giá trị nhân bản của nó.
Vu Hạ
Trước khi bắt tay xây dựng bộ tiểu thuyết khổng lồ “Những người khốn khổ”, cây đại thụ của chủ nghĩa lãng mạn Victor Hugo đã từng mơ ước viết được một cuốn sách như của Eugène Sue. Phải 20 năm sau (vào năm 1862), bộ sách ấy mới ra đời. Cùng lấy nguyên mẫu từ Vidocq, một gã tù khổ sai về sau trở thành một người phục vụ trong bộ máy công quyền, thực thi công lý, Hugo chuyển hoá thành Giăng van Giăng, Eugène Sue biến thành Rodolphe, những hình tượng lãng mạn theo hướng chủ nghĩa xã hội không tưởng ở thế kỉ 19. Cả hai nhân vật đều hấp dẫn như nhau. Đó là chia sẻ của nhà nghiên cứu văn học phương Tây Trần Hinh, tại buổi tọa đàm ra mắt bộ sách “Bí mật thành Paris” (Les Mystères de Paris – tên tiếng Pháp của tác phẩm) do Phuc Minh Books tổ chức, với chủ đề “Bí mật thành Paris trong dòng chảy feuilleton thế kỷ 19, hôm 23/8.Theo nhà nghiên cứu, một cuốn tiểu thuyết của một nhà văn không phải ai cũng biết, không nổi tiếng ở Việt Nam, lại khiến cho Victor Hugo bái phục, ấp ủ để có thể viết được một tác phẩm như thế, chắc chắn nó phải có những lý do của nó. Chính vì thế, chúng ta cần trả lại giá trị thật cho Sue, giúp cho người ta biết ông là ai, “Bí mật thành Paris” đã được viết thế nào để có thể hấp dẫn được Vitor Hugo đến như vậy.“Bí mật thành Paris” được xuất bản trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 6 năm 1842 đến ngày 15 tháng 10 năm 1843, trên tờ Le Journal des Débats. Ở thời điểm những tập đầu tiên được xuất bản trên báo, Eugène Sue, lúc đó ba mươi tám tuổi, đã có những sáng tác ở các thể loại truyện phiêu lưu hàng hải, tiểu thuyết tình cảm, nhưng không mấy thành công. “Bí mật thành Paris” ra đời đã tạo một tiếng vang lớn và trở thành hiện tượng văn học độc đáo. Cũng từ đây, khái niệm “serie”, sau này thịnh hành trên các đài phát thanh, phim truyền hình, ra đời, góp phần đưa thể loại feuilleton phát triển đến đỉnh cao.Feuilleton là một khái niệm sinh ra từ báo chí của Pháp vào những năm giữa thế kỷ 19. Nó có thể là tiểu phẩm, đoạn văn, tiểu thuyết… được đăng dài kỳ trên các tờ báo. Theo nhà nghiên cứu Trần Hinh, ở Pháp, feuilleton hình thành và được coi là đặc sản của báo chí và là một thể loại văn chương Pháp ở thế kỷ 19. Đây là sản phẩm của thời hiện đại, khi mà tầng lớp thị dân, giai cấp tư sản phát triển, nhu cầu cập nhật thông tin thông qua báo chí là chủ yếu. Lịch sử đầy biến động trong suốt thế kỷ 19 ở Pháp trở thành đối tượng hấp dẫn với các nhà hoạt động báo chí, là nguồn nuôi dưỡng văn chương. Để thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, báo chí phải tạo ra một hình thức vừa đáp ứng được yếu tố thời sự, cập nhật sự kiện nhưng vẫn có thể tạo sức cuốn hút. Feuilleton ra đời, viết về các vấn đề nóng hổi của xã hội, tạo ra sức hấp dẫn, sự phong phú thể loại cho mỗi tờ báo.“Một tác phẩm feuilleton đảm bảo được hai yếu tố: Mang tính thời sự, phản ánh những vấn đề của xã hội. Đồng thời về mặt hình thức, được phân chia để làm sao khi đọc mỗi phần, ngoài câu chuyện được kể, bao giờ cũng cài sẵn tình tiết, yếu tố để người đọc không biết kết thúc như thế nào. Buộc phải theo dõi các phần tiếp theo”, nhà nghiên cứu Trần Hinh nói. Bên cạnh đó, người sáng tác văn chương muốn tác phẩm được xuất bản nhanh hơn, và có thể kiếm sống được với nghề đã đưa các tác phẩm cho đăng báo. Trường hợp của Victor Hugo là một ví dụ. Để có thể trang trải cho cuộc sống gia đình, chính nhà văn đã viết các tác phẩm và cho đăng thành các kỳ trên tờ báo của gia đình. Hay Alexandre Dumas với “Ba người lính ngự lâm”… Và như vậy, ít nhiều, các tác giả họ đều tham gia vào “cuộc chơi Feuilleton”.“Bí mật thành Paris” được hoàn thiện từ từng lát cắt đăng trên báo, được tác giả của nó viết mỗi ngày theo cảm hứng. Trong suốt series truyện hấp dẫn này cũng sẽ không có chuyện “spoil” (chỉ việc tiết lộ các tình tiết và nội dung quan trọng), chính tác giả cũng không biết các nhân vật của mình sẽ ra sao. Tác phẩm ra đời và trở thành cuốn sách bán chạy nhất của Pháp ở thế kỷ 19.Théophile Gautier (nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà báo và nhà phê bình văn học người Pháp), kể lại trên tờ La Presse, ngày 19 tháng 2 năm 1844: Mọi người đều ngấu nghiến “Bí mật thành Paris”… (thậm chí) Những bệnh nhân ốm yếu đã chờ đợi cho đến khi kết thúc “Bí mật thành Paris” để chết. Cụm từ “hẹn gặp lại ngày mai” (la suite à demain) như một phép màu đã kéo họ đi từng ngày, và thần chết hiểu rằng họ sẽ không thể nhắm mắt nếu không biết được kết cục của cuốn “sử thi kỳ lạ này”.Cuốn tiểu thuyết thành công đến mức chính nhờ nó, tờ Journal des Débats vốn đã có phần lạc hậu, đang trên bờ vực phá sản trở nên phát triển. Trở thành tờ thời báo được săn đón hàng đầu.Lịch sử văn học thế giới nói chung, văn học Pháp nói riêng, đã nói nhiều về sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết ở thế kỷ 19, với những tên tuổi hàng đầu như: Stendhal, Balzac, Victor Hugo, A. Dumas, Flaubert, Gautier, George Sand… Thế nhưng cái tên Eugène Sue lại ít được nhắc tới. Dù thành công vang dội, được xem là một hiện tượng văn học, thế nhưng “Bí mật thành Paris” không được lịch sử văn học đánh giá cao về mặt nghệ thuật.Theo nhà nghiên cứu Trần Hinh, các nhà phê bình thời điểm đó không xếp feuilleton vào dòng văn chương tinh hoa. Với họ tinh hoa phải là kịch, là thơ, và những tác phẩm được tỉa tót cầu kì từ câu chữ cho tới tình tiết, nhân vật… Những tác phẩm đăng báo nhiều kỳ chỉ được xem như một thể loại văn học bình dân, phục vụ thị hiếu, mang tính giải trí hơn là gửi gắm ý đồ, tư tưởng nghệ thuật…Vượt qua mọi rào cản định kiến này, “Bí mật thành Paris” thực sự tạo nên cơn sốt, một dòng chảy riêng cho thể loại feuilleton. Sau khi hoàn thành xuất bản nhiều kỳ trên báo, tác phẩm được xuất bản thành mười tập, các ấn bản sách cũng lần lượt được bán hết. Tác phẩm ngay lập tức được dịch ra nhiều thứ tiếng và được chuyển thể sang nhiều thể loại khác như kịch, múa rối, phim ảnh… Nó cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các tiểu thuyết bí mật đô thị của các tác giả ở quốc gia khác: của London (Paul Féval), của Marseille (Zola), của Lisbonne (Camilo Castelo Branco). Vào thế kỷ 20, Léo Malet viết “Les Nouveaux Mystères de Paris” như một sự khẳng định lại sức hấp dẫn của tác phẩm.“Bí mật thành Paris” không chỉ giúp tác giả của nó trở thành một người nổi tiếng, mà còn biến ông trở thành một “anh hùng” của giai cấp công nhân Pháp và nhà lãnh đạo chính trị của họ. Thực tế năm 1850, Eugène Sue được bầu vào nghị viện Quốc hội, với 130.000 phiếu bầu từ công nhân.Chia sẻ tại buổi tọa đàm ra mắt “Bí mật thành Paris”, dịch giả, nhà phê bình lý luận văn học, PGS.TS Nguyễn Văn Dân, cho biết, trước Eugène Sue, Hugo, Balzac, hay Dumas đều đã có các tác phẩm đăng dài kỳ trên báo, nhưng chưa thành công. Phải đến Eugène Sue với “Bí mật thành Paris” mới thực sự thu hút và đạt đến đỉnh cao sự phát triển của thể loại này. Từ đây, đánh dấu sự hình thành và phát triển của văn chương đại chúng.Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dân, dưới ảnh hưởng của cuộc sách mạng tư sản và những điều kiện lịch sử, xã hội, sứ mạng của văn học dần thay đổi. Những tư tưởng tân tiến, giới trí thức văn nghệ sĩ có tinh thần dân chủ rất cao. Văn chương lúc này không chỉ viết về những gì tinh túy, thanh cao, mà cả về những gì lầm than, phù hợp giai đoạn lịch sử, văn hóa. Nhà văn bắt đầu khai thác nhân vật ở những tầng dưới đáy xã hội.Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu khá giả, Eugène Sue được xem là một phần của thế hệ thanh niên vàng của Paris ở thời điểm đó. Ngay từ đầu, nhà văn không phải muốn viết về quần chúng lao động. Ông từng phản bác với người bạn của mình khi nhận được lời khuyên viết về những con người bình thường: “Tôi không viết về những điều bẩn thỉu, xấu xa”. Thế nhưng, những chuyến thâm nhập vào thực tế, chứng kiến cuộc sống bần cùng của những người ở dưới đáy xã hội, Sue đã thay đổi quan điểm. Đó lại chính là nguồn cảm hứng để tác giả viết nên tác phẩm.Sức hấp dẫn của “Bí mật thành Paris” nằm ở việc lột tả được một cách đầy đủ tất cả những khía cạnh cuộc sống của người dân ở tầng lớp dưới đáy xã hội. Những đói khổ, những bóng tối, những khu phố nghèo bẩn thỉu với những ngôi nhà cũ kĩ, những cống rãnh chảy qua đường, nơi thế giới của người dân dưới cống ngầm Paris… Không chỉ là một cuốn tiểu thuyết dài kỳ khiến hàng trăm nghìn độc giả phải hồi hộp trong hơn một năm, “Bí mật thành Paris” được xem là một minh chứng cho cuộc sống của người Paris và sự khốn cùng của thế kỷ 19.Tác phẩm thể hiện khát vọng thay đổi xã hội, mang hơi hướm chủ nghĩa xã hội không tưởng. Theo dịch giả Nguyễn Văn Dân, ở đó, nhân vật được lý tưởng hóa để biến thành một nhân vật theo kiểu khẩu hiệu của các nhà lãng mạn: “Trên đời này chỉ có mỗi một điều thôi – đó là yêu thương nhau”. Cũng như Giăng van Giăng trong “Những người khốn khổ”, Rodolpho không phải nhân vật có thật trong cuộc sống, mà chỉ là hình tượng được nhà văn lý tưởng hóa, mang theo khát vọng thay đổi xã hội của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng. Dẫu vậy, sự thành công của cuốn tiểu thuyết vẫn khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên cho đến ngày nay.Vượt thời gian, sức hấp dẫn đến từ thời đại của “Bí mật thành Paris” vẫn khiến nó giữ vững vị trí là một kiệt tác trong dòng chảy văn học. Việc tái bản tác phẩm với sự đầu tư về hình thức, và trau chuốt về mặt nội dung của đơn vị phát hành, thêm một lần nữa, kết nối bạn đọc với tinh hoa của một thời kỳ văn học, với những giá trị nhân bản của nó.
Xem thêm: Bí Mật Của Sói Ca
Source: https://ahayne.com
Category: Truyện Cười-Truyện Ngụ Ngôn
--------↓↓↓↓↓↓--------
Tặng bạn Mã Giảm Giá Lazada, Shopee, Tiki hôm nay
Công cụ Mã Giảm Giá của Ahayne được cập nhật Mã Giảm Giá mới liên tục và ngay lập tức từ các sàn thương mại điện tử uy tín. Sử dụng cực dễ dàng, bạn không cần phải copy và dán thủ công Mã Giảm Giá như trước kia nữa.- Cách 1: Nhấn vào "Lấy code" và "Sao chép", hệ thống sẽ tự động chuyển bạn đến trang Lazada/Shopee/Tiki và lưu mã vào tài khoản của bạn. Mã Giảm Giá sẽ TỰ ĐỘNG áp dụng trực tiếp khi bạn đặt mua hàng.
- Cách 2 (chỉ cho sàn Shopee): Gõ tên sản phẩm hoặc dán link sản phẩm vào ô bên dưới, Ahayne tìm giúp bạn Mã Giảm Giá phù hợp. Thực hiện tiếp các bước như ở Cách 1 để lưu mã giảm giá vào tài khoản Shopee của bạn
- Các mã giảm giá đều có giới hạn về số lượng và thời gian cũng như sẽ có điều kiện áp dụng cho từng sản phẩm đi kèm, bạn lưu ý dùng sớm nhất có thể để không bỏ lỡ nhé.
- Nên chọn các mã giảm giá có điều kiện "áp dụng toàn sàn", "áp dụng toàn ngành hàng", "áp dụng cho tất cả các sản phẩm"... như vậy bạn hoàn toàn yên tâm là 100% sẽ được giảm giá khi mua bất cứ sản phẩm nào.Thường xuyên ghé ahayne trước khi mua sắm, để săn được mã giảm giá ưng ý nhé.
---↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓---
Deal Hot
