Mẹo tiết kiệm khi mua đồ ăn ở Nhật Bản

[external_link_head]

Để tồn tại được ở xứ Phù Tang nổi tiếng đắt đỏ các bạn hãy áp dụng mẹo tiết kiệm khi mua đồ ăn ở Nhật Bản sau đây để giảm số tiền phải chi một cách tối đa. Người Nhật bảo là giá cả đồ ăn ở đây không đắt, nó b..

Chia sẻ một số mẹo tiết kiệm khi mua đồ ăn ở Nhật Bản dành cho các bạn sinh viên đi du học tại Nhật Bản

Nhật Bản, đặc biệt là Thủ đô Tokyo, nổi tiếng với sự đắt đỏ. Tuy nhiên, như một nhà sản xuất luôn có cách để tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng cũng có những bí quyết riêng để giảm số tiền phải chi một cách tối đa. Một trong các hoạt động gây tốn kém nhất phải kể đến là mua sắm. Nhưng cách để tránh phung phí lại cũng đơn giản đến không ngờ: đến siêu thị gần trước giờ đóng cửa, nếu có nhu cầu mua đồ ăn ở Nhật nấu sẵn.

Mẹo tiết kiệm khi mua đồ ăn ở nhật bản - nguồn ảnh internet
Mẹo tiết kiệm khi mua đồ ăn ở nhật bản – nguồn ảnh internet

Thực ra, nguyên lý này không chỉ áp dụng ở siêu thị mà ở hầu hết khu chợ, nhà hàng, cửa hàng bách hóa, chợ búa… Điều này dựa trên một nguyên lý giản đơn là sự hết hạn. Bất kỳ sản phẩm nào cũng có hạn sử dụng, từ đồ ăn cho đến kem đánh răng, dầu gội đầu hay mỹ phẩm. Với những sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu đến mức người ta coi gần như không có (chăn ga gối đệm, quần áo, đồ điện tử…) thì hạn sử dụng trong trường hợp này là tính thời trang, tính “mốt”, tính hiện đại của nó. Chẳng hạn, khi cái nóng qua đi cũng là lúc quần áo mùa hè cần thanh lý, màu xanh có thể xu hướng của năm nay nhưng chưa chắc của năm sau, TV màn hình phẳng đã dần thay thế hầu hết TV màn hình cong… Do đó, mua hàng trước khi sản phẩm “hết hạn” là kim chỉ nam cho những người săn hàng giá rẻ. Tương tự, mua sản phẩm cuối ngày, khi đồ tươi không thể để đến hôm sau cũng là bí quyết bỏ túi của những người muốn chắt bóp chi tiêu ở Nhật Bản.

Không phải tất cả đều sẽ được giảm giá. Nhờ phát minh ra tủ lạnh mà con người có thể để đồ tươi trong một khoảng thời gian tương đối dài. Nhưng vẫn có những món khó để sang hôm sau như cơm nắm, bánh mì, đặc biệt là các hộp cơm (obento) rất phổ biến ở Nhật Bản. Thực ra, vẫn có cách để những món này để sang được hôm sau. Song ở đất nước này, khi một cửa hàng làm điều đó (tương ứng với động thái không thực hiện thanh lý hoặc đổ đi đồ tươi không bán hết) không khác gì nói với người tiêu dùng: trong số hàng chúng tôi bán hôm nay có thể còn thức ăn từ hôm qua! Đó là điều thực sự khó chấp nhận ở Nhật Bản.

[external_link offset=1]

Khi đi mua hàng cuối ngày, người tiêu dùng sẽ chú ý đến những sản phẩm được dán nhãn vàng in dòng chữ “~円 引” (“xx yen biki”). Đây là con số biểu thị số lượng giảm giá của món hàng, không phải giá bán sau khi đã giảm trừ. Chẳng hạn như trong bức hình trên có dòng “100円引”, tức là, từ giá bán ban đầu 457 Yen, hộp cơm này giá chỉ còn 357 Yen.

Những món thường hay được giảm giá cuối ngày có rau xanh đã được nhặt, salad khoai tây, mì ống… Nói chung là những món đã có sự chế biến nhất định, để sang ngày hôm sau mặc dù vẫn có thể ăn được thì hương vị sẽ không còn được như ban đầu nữa.

Có thể nhiều người sẽ cảm thấy thức ăn cuối ngày thì đâu còn tươi. Nhưng hạn sử dụng là đến hết ngày. Nhân viên siêu thị cũng chỉ được phép dán nhãn giảm giá lên những món đó.
Cơm là một trong những món thường xuyên được giảm giá cuối ngày nhất. Những hộp cơm này cũng rất phù hợp cho những người làm thêm ngoài giờ mà không có nhiều thời gian chuẩn bị. Một số thịt đóng gói cũng được giảm giá cuối ngày ở Nhật.
Tùy từng nhà bán lẻ sẽ có quy tắc khác nhau, nhưng nhìn chung, các nhân viên siêu thị thường lượn quanh, dán nhãn vàng lên đồ ăn tầm khoảng 1-3 tiếng trước khi đóng cửa. Càng đến gần thời điểm đóng cửa thì hàng càng được giảm giá mạnh. Do đó, bạn có thể thấy rất nhiều món có mấy lớp dán nhãn liền. Những siêu thị mở cửa 24 giờ sẽ giảm giá ít hơn, còn siêu thị có giờ đóng cửa nhất định thì các món đồ có thể giảm tới 50% trước giờ đóng cửa.

Mẹo tiết kiệm khi mua đồ ăn ở nhật bản - nguồn ảnh internet
Mẹo tiết kiệm khi mua đồ ăn ở nhật bản – nguồn ảnh internet

Những món được giảm giá có thể nằm lẫn những món không được giảm. Do đó, phải chú ý để không lấy nhầm. Nếu không, kế hoạch tiết kiệm hôm đó của bạn sẽ đổ xuống sông xuống bể. Do đó, câu thần chú của những người mua sắm cuối ngày sẽ là: nhãn vàng, viền đỏ, chữ đen!

Tâm lý của mình và của du học sinh Việt nói chung khi đi mua bất kì món đồ gì cũng đều quy đổi ra tiền Việt, thế nên nhiều khi thấy một thứ gì đó ở Việt Nam thì rất rẻ mà ở bên này thì giá đắt vô vùng. Thế là xót tiền lại không mua.

Đợt mình mới sang mình thấy “Ôi 1 chai nước tận 20.000đ (100 yên) cơ á, đắt thế nhỉ, ở mình có vài ngàn à”. Mỗi khi đi chợ mua thức ăn, mình chẳng chú trọng đến hãng nào hết, cứ lựa cái loại rẻ nhất mà mua, ấy thế mà vẫn cứ thấy đắt. Những thứ Việt Nam mình rẻ nhất thì bên này lại đắt nhất vô cùng. Chẳng hạn như xoài,  ở mình tầm đang cập nhật là đã có một trái xoài ngon rồi, có khi vào mùa thì mua được cả ký chứ, ấy thế mà sang đây xoài là một thứ vô cùng xa xỉ, một trái rẻ nhất cũng 1.200 yên (250.000VNĐ). Mình sốc kinh khủng luôn. Phải nói là rau củ bên này cực kì đắt.

[external_link offset=2]

Người Nhật bảo là giá cả đồ ăn ở đây không đắt, nó bình thường thậm chí rẻ hơn so với giá cả những thứ khác. Thế nhưng, mức sống của người Việt Nam thì không thể so sánh với cuộc sống ở Nhật được. Chính vì thế để sống tốt bên này cần phải biết nhiều bí quyết tiết kiệm khi mua đồ ăn ở Nhật
Thường thì thức ăn bên này sẽ có một số khung giờ gọi là hạn sử dụng. Cứ đến khung giờ ấy nếu hàng hóa mà không bán được thì người ta sẽ giảm giá từ 20%-70%., càng về khuya thì càng được giảm giá hơn. Thế là mình thường hay mon men tầm 22h trở đi mới đi mua đồ ăn về tích trữ trong tủ lạnh. Nói là hàng giảm giá như thế thôi nhưng đồ ăn vẫn còn rất tươi, ngon. Cứ qua một khung giờ, người ta sẽ dán một cái tem giảm giá, tem càng xếp chồng lên nhau thì giảm giá lại càng nhiều. Các mặt hàng như cá, thịt, thức ăn nấu sẵn thường có hạn sử dụng trong một ngày nên thường được giảm giá. Nhiều khi mua đồ ăn nấu sẵn thậm chí lại rẻ hơn là tự nấu cơ đấy.

Nhiều khi mua đồ ăn nấu sẵn thậm chí lại rẻ hơn là tự nấu

Bên cạnh đó vào những ngày cố định trong tuần sẽ có những mặt hàng giảm giá, mình cứ “canh me” những ngày đó mà đi mua. Còn rau củ thì tốt nhất nên mua tại chợ rau củ hoặc ở những hộ dân là rẻ nhất, mua trong siêu thị lúc nào cũng đắt hơn vài chục yên.
Bên cạnh đó những bạn nào thường xuyên mua đồ tại siêu thị có thể làm thẻ tích điểm hoặc thẻ mua hàng, như thế cũng tiết kiệm được phần nào đấy.

Nói chung là tiết kiệm chi phí ăn uống thì cách an toàn và tốt nhất vẫn là nấu ăn chung hoặc tự nấu ăn.

Nguồn: tổng hợp từ Internet

[external_footer]

--------↓↓↓↓↓↓--------

Tặng bạn Mã Giảm Giá Lazada, Shopee, Tiki hôm nay

Công cụ Mã Giảm Giá của Ahayne được cập nhật Mã Giảm Giá mới liên tục và ngay lập tức từ các sàn thương mại điện tử uy tín. Sử dụng cực dễ dàng, bạn không cần phải copy và dán thủ công Mã Giảm Giá như trước kia nữa.
  • Cách 1: Nhấn vào "Lấy code""Sao chép", hệ thống sẽ tự động chuyển bạn đến trang Lazada/Shopee/Tiki và lưu mã vào tài khoản của bạn. Mã Giảm Giá sẽ TỰ ĐỘNG áp dụng trực tiếp khi bạn đặt mua hàng.
  • Cách 2 (chỉ cho sàn Shopee): Gõ tên sản phẩm hoặc dán link sản phẩm vào ô bên dưới, Ahayne tìm giúp bạn Mã Giảm Giá phù hợp. Thực hiện tiếp các bước như ở Cách 1 để lưu mã giảm giá vào tài khoản Shopee của bạn
  • Các mã giảm giá đều có giới hạn về số lượng và thời gian cũng như sẽ có điều kiện áp dụng cho từng sản phẩm đi kèm, bạn lưu ý dùng sớm nhất có thể để không bỏ lỡ nhé.
  • Nên chọn các mã giảm giá có điều kiện "áp dụng toàn sàn", "áp dụng toàn ngành hàng", "áp dụng cho tất cả các sản phẩm"... như vậy bạn hoàn toàn yên tâm là 100% sẽ được giảm giá khi mua bất cứ sản phẩm nào.Thường xuyên ghé ahayne trước khi mua sắm, để săn được mã giảm giá ưng ý nhé.

---↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓↓---

Deal Hot

DANH SÁCH COUPON

Trên trang
Trên trang
Bài Kế Tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reviews Có Tâm

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.